Lịch Sử Áo Dài Việt Nam
Áo Dài
Chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với cái tên áo dài - trang phục truyền thống của Việt Nam mình. Ngày nay, đâu đâu chúng ta cũng thấy bóng dáng của tà áo dài thướt tha: trên sân trường với đồng phục nữ sinh, trên bục giảng với áo dài cho các cô giáo, trong công ty cho nhân viên, trong các cửa hàng, trên máy bay, và cả trên đường phố.Nhưng có lẽ chúng ta chưa biết nhiều lắm về lịch sử của chiếc áo dài. Bài viết này sẽ một phần nào đó giúp các bạn hiểu thêm về ÁO DÀI.
Thực ra không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng thực sự ra sao vì không có sách sử nào ghi lại. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. “Thời Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".
Kiểu áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Bên trong có yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả.Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Nguyễn Phúc Khoát
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được cho là người đặt nền tảng cho hình hài của áo dài. Người Việt ta cho tới thế kỉ 16 vẫn bị ảnh hưởng cách ăn mặc của người Trung Quốc. Để giữ nét riêng cho dân tộc, trong một sắc dụ ông đã đề cập đến trang phục của người Việt. Trong đó, hình hài của chiếc áo dài đã được hiện ra với hình dáng như áo dài hiện nay.Le Mur
Le Mur là tên được họa sĩ Cát Tường dùng để gọi chiếc áo dài của mình theo tiếng Pháp. Kiểu áo dài Le Mur này quá cầu kì, quá cách tân đến nỗi nhiều nhà phê bình đã lên án và nó không được chấp nhận rộng rãi trong dân chúng.Lê Phổ
Áo dài Le Mur được ra đời năm 1930. Cho đến năm 1934, Lê Phổ cũng là một họa sĩ đã kết hợp nét mới mẻ của áo dài Le Mur với nét truyền thống của áo dài ngày xưa để tạo nên hình dáng khác của chiếc áo dài. Sự kết hợp này được đông đảo người dân ủng hộ và ưa thích. Và từ đây, chiếc áo dài đã có hình dáng riêng. Và dù trải qua bao thăng trầm hay thay đổi thì áo dài Việt Nam luôn có hình dáng cơ bản của áo dài Lê Phổ.Với tay giác lăng
Để thuận tiện trong việc may đo và tạo dáng tốt hơn, áo dài giác lăng ( hoặc ráp lăng) đã ra đời. Áo dài giác lăng có hàng nút ở bên vai, rẽ xuống tới eo. Nó làm cho phần vải ngay cánh tay không bị nhăn nữa. Và dáng áo dài ôm hơn vào thân người mặc.Cổ thuyền
Bà Trần Lệ Xuân là người đã thiết kế ra kiểu áo dài cổ thuyền rất quyến rũ ngày nay. Kiểu áo dài với cổ cao được thay thế bằng kiểu cổ khoét sâu và nhiều họa tiết trên vải áo. Bà Trần Lệ Xuân đã từ trần vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng Tư năm 2011 ở Rome, Ý. Bà hưởng thọ 87 tuổi.
Đấy chính là những sự kiện cơ bản trong lịch sử của chiếc áo dài Việt Nam.
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, áo dài cũng phát triển theo hướng riêng của nó. Áo Dài trở nên đa dạng về kiểu cách mặc dù vẫn giữ nguyên hình dáng kiểu mẫu. Áo Dài phong phú hơn về chất liệu, nhưng tơ tằm luôn là lựa chọn hàng đầu. Và Áo Dài trở nên không mới mẻ gì với bạn bè thế giới khi đâu đó chúng ta bắt gặp những khuôn mặc phụ nữ phương Tây duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam. Những chú rể người nước ngoài cũng không quên làm cho album hình cưới hay nghi thức cưới của mình đẹp hơn khi mang trên mình áo dài cưới cho Nam.
Related to Áo Dài
- How to make an Ao Dai? DYI Vietnamese dress Ao Dai
- Vietnamese Dress Vietnam national costume Ao Dai
- Vietnamese Hat Asian conical hat known as Non La
0 nhận xét:
Đăng nhận xét